Đối với một mặt hàng kinh doanh có điều kiện như thực phẩm chức năng, để có thể lưu thông trên thị trường hàng hóa tại Việt Nam đòi hỏi phải trải qua quá trình kiểm tra vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt, đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, đặc biệt đối với những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Cùng tìm hiểu về các bước trong quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT:
- Các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật trước khi lưu hành trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).
- Các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật trước khi lưu hành trên thị trường Việt Nam phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).
Chính vì thế, công bố TPCN là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với những doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm chức năng, chứng thực rõ ràng, minh bạch về chất lượng sản phẩm, tạo dựng niềm tin vững chắc nơi khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm)
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) / giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) / chứng nhận y tế (HC) do cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cung cấp
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm
- Nhãn sản phẩm / ảnh chụp sản phẩm, dự thảo nội dung ghi nhãn phụ
- Mẫu sản phẩm (300ml hoặc 300g)/1 sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng
- Bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của sản phẩm
Cơ sở nhập khẩu thực phẩm chức năng nộp hồ sơ với đầy đủ các tài liệu pháp lý theo đúng quy định lên Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Trong vòng 30 ngày, hồ sơ sẽ được xử lý và trả về Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Việc đăng ký công bố TPCN và cấp giấy chứng nhận có thể thực hiện hoàn toàn bằng hình thức online, doanh nghiệp khai báo điện tử và nhận thông báo bằng văn bản điện tử.
Đối với những trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Y tế sẽ gửi văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép đến cho cơ sở kinh doanh để có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp.
Chi tiết quy trình nhập khẩu thực phẩm chức năng
Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Trước khi hàng đến cửa khẩu, đơn vị nhập khẩu thực phẩm chức năng cần thực hiện đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Điều 18 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (theo mẫu số 04 – Phụ lục I)
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu số 01 – Phụ lục I)
- 3 bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường / bản sao có chứng thực/ bản chính hợp pháp hóa lãnh sự của một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp
- Bản sao danh mục hàng hóa
- Đối với các loại sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản, cơ sở nhập khẩu thực phẩm chức năng cần cung cấp thêm bản chính giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Hồ sơ nộp về cơ quan có thẩm quyền như Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Thời hạn nhận và trả kết quả là 3 ngày làm việc (đối với trường hợp kiểm tra thông thường) và 7 ngày làm việc (đối với trường hợp kiểm tra chặt).
Khai và truyền hải quan hàng xuất khẩu
Chủ cơ sở nhập đầy đủ các thông tin cần thiết về đơn vị xuất nhập khẩu, vận đơn, hóa đơn của lô hàng, thuế và bảo lãnh, thông tin vận chuyển lô hàng vào tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau đó đăng ký khai trước thông tin tờ khai và đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan.
Làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA và đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC. Sau khi kiểm tra tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống VNACCS sẽ tiến hành phân loại tờ khai, yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết). Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị công văn xin đưa hàng về bảo quản.
Kiểm tra kho và lấy mẫu kiểm tra
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra kho lưu trữ, bảo quản sản phẩm, tiến hành lấy mẫu để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, phân tích, phân loại.
Trả kết quả kiểm tra
Đối với sản phẩm đã đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả thông báo và được phép thông quan lô hàng. Nếu kết quả trả về là không đạt thì bắt buộc phải xuất trả lô hàng.
Công ty nhập khẩu thực phẩm chức năng uy tín
Thực phẩm chức năng là loại hàng hóa có mức độ phổ biến rất cao tại thị trường Việt Nam, chính vì thế, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua hàng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Tuy nhiên, để tìm được một đơn vị đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nhập khẩu thực phẩm chức năng, cung cấp các sản phẩm chất lượng lại không hề đơn giản.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu COMALINA Việt Nam là đơn vị nhập khẩu & phân phối độc quyền các loại sản phẩm TPCN và mỹ phẩm đến từ thương hiệu Comalina tại Pháp. Ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên, Comalina cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và mang đến hạnh phúc, sự tự tin cho người dùng. Các sản phẩm đã được thông qua quá trình nhập khẩu thực phẩm chức năng hợp pháp, với đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Khách hàng có nhu cầu đặt mua trực tiếp hoặc mong muốn trở thành đại lý phân phối của Comalina vui lòng tham khảo website: comalina.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0346.166.488.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm chức năng cho người mới bắt đầu